Thuật ngữ đo đạc


Thuật ngữ dùng để mô tả bánh xe

BÁNH XE RỜI, BÁNH KHÔNG: chỉ có phần bánh hình tròn, không có khung càng thép, không trục kèm theo:

BÁNH XE HOÀN CHỈNH: tùy theo khung thép gắn kèm có thêm hậu tố đằng sau khác nhau để phân biệt. Gồm có 3 loại chính sau đây:

1. Bánh xe mặt đế

Bánh xe mặt đế có tấm mặt đế (mặt bích) hình vuông hoặc hình chữ nhật ở trên. Trên tấm đế, thường được khoan sẵn 4 lỗ hình tròn hoặc oval để gá lắp với tấm sàn của xe đẩy. Bạn có thể lắp đặt bằng bu lông + ê cu hoặc hàn chết đế với khung.

XOAY

Bánh xe bị lệch tâm so với tấm mặt đế phía trên.

Bánh xe có thể xoay 360° để đổi hướng di chuyển.

CỐ ĐỊNH

Hai chân càng thẳng đứng, đồng tâm với tấm mặt đế.

Thường lắp kết hợp với loại xoay. Nếu lắp 4 bánh xe cố định thì xe chỉ có thể đi thẳng.

XOAY, KHÓA ĐƠN

Khóa đơn thường thấy là dạng khóa ngang hông.

Khóa đơn chỉ có tác dụng khóa chết chuyển động tròn của bánh xe.

XOAY, KHÓA KÉP

Khóa kép thường có dạng vươn dài từ cổ xoay ra.

Khóa kép vừa khóa chuyển động tròn của bánh xe vừa khóa cả cổ xoay.

Lưu ý:

  • Khóa đơn, khóa kép: Hào Phong phân biệt khóa đơn và khóa kép là theo chức năng sử dụng. Thực tế có khóa hình dáng như khóa kép nhưng lại chỉ có tác dụng của khóa đơn.
  • Bánh xe cố định có khóa: thực tế là có nhưng rất hiếm.

Thuật ngữ tương đương:

  • Xoay = quay = lái = sống = di động = chủ động = đa hướng = chuyển động = dẫn hướng = tự lựa
  • Cố định = thẳng = tĩnh = chết = bị động = đơn hướng
  • Khóa = phanh = hãm = thắng

2. Bánh xe cọc vít (cọc ren)

Loại này thay vì tấm mặt đế sẽ có một con vít có ren hướng lên để bắt chui vào lỗ, con sâu hoặc ê cu bên trong chân bàn; chân giá, kệ.

CỌC

CỌC, KHÓA ĐƠN

CỌC, KHÓA KÉP

CỌC, CỐ ĐỊNH (*)

(*) Lưu ý: Không có hoặc là vô cùng hiếm thấy bánh xe cọc vít loại cố định trên thị trường Việt Nam.

3. Bánh xe cọc loại khác

Gồm 4 loại bánh xe cọc: cọc trụ đặc, cọc giáo, cọc lỗ và cọc cắm. Cụ thể như sau:

CỌC TRỤ ĐẶC

Cọc đặc hình trụ (tròn hoặc vuông) hướng lên trên. Có một lỗ nhỏ xuyên ngang cọc trụ để xỏ trục qua để chốt cố định trụ với chân ống xe đẩy.ánh xe bị lệch tâm so với tấm mặt đế phía trên.

CỌC GIÁO

Ngược với cọc trụ đặc là ống trụ dạng rỗng để lắp vừa khít với chân ống của giàn giáo.

CỌC LỖ

Bánh xe cọc nhưng dạng module chờ lắp cọc ren dài ngắn tùy theo nhu cầu.

CỌC CẮM

Còn gọi là bánh xe chân ghế. Đầu cọc có cá lắp có thể cắm và rút trực tiếp.


Sơ đồ cấu tạo của một chiếc bánh xe

Tương ứng với mức tải trọng, bánh xe sẽ có cấu tạo để phù hợp với yêu cầu:

Bánh xe tải nhẹ và vừa
Bánh xe tải nặng
Bánh xe siêu tải

TẢI NHẸ và vừa


Là tải nhẹ nên khung thép mỏng chỉ khoảng 1,1 – 1,8 mm.

Tải vừa: khung thép dày 2,0 – 2, 5 mm.

Cổ xoay là dạng 2 tầng bi tì lên nhau. Nếu bạn xem bánh xe đang dùng chỉ có 1 tầng bi thì có nghĩa là bạn đang dùng hàng siêu rẻ, chất lượng thấp.

Cổ xoay 1 tầng bi
Cổ xoay 2 tầng bi
Kết cấu bánh xe tải nhẹ

TẢI NẶNG


Thép dày 5,5 – 6,5 mm để đảm bảo tải nặng từ 100 – 400kg.

Chân càng hàn chết với cổ xoay. Thường hàng giá rẻ sẽ chỉ hàn mặt bên ngoài, không có hàn mặt bên trong.

Kết cấu cổ xoay bắt buộc là 2 tầng bi. Hàng tốt thì rãnh bi và hạt bi đều là thép qua nhiệt luyện để gia tăng độ cứng, chống mài mòn.

Kết cấu bánh xe tải nặng

SIÊU TẢI


Thép dày 8 – 15 mm. Cổ xoay là kết hơp giữa bi tì chịu lực và bi côn định hướng để đảm bảo xoay êm khi chất tải nặng.

Theo lý thuyết mặc dù bi đũa chịu tải lớn hơn. Nhưng đa phần bánh xe tải nặng và siêu tải sử dụng 2 bi vòng ở hai bên.

Kết cấu bánh xe siêu tải

Hình ảnh có bản quyền từ SUPO. Các web sao chép đề nghị không chỉnh sửa hoặc xóa nguồn