Case study, Hướng dẫn, kiến thức

Bánh xe đẩy hàng: Tải trọng là gì?

Một trong những thông số quan trọng nhất của bánh xe là tải trọng. Tải trọng là khối lượng mà bánh xe hoặc xe đẩy có thể chịu được. Nhưng thế nào gọi là chịu được ? Nếu chất hàng lên theo đúng mà xe đẩy nặng, ì ạch hay chỉ dùng 2 – 3 tháng là bong lốp cao su bên ngoài thì con số đó có chính xác không ?

Hào Phong xin nêu 2 khái niệm về tải trọng như sau:

  1. Tải trọng tối đa: tải trọng là mức tải tối đa bánh xe hoặc xe đẩy có thể chịu được. Miễn sao đặt hàng đến mức đó mà bánh xe không bị hư hỏng, gãy ngay là được.
  2. Tải trọng tối ưu: tải trọng là mức tải mà khi chất lên vẫn đảm bảo cho bánh xe hoặc xe đẩy vận hành nhẹ nhàng. Tuổi thọ sản phẩm được đảm bảo trong suốt quá trình sử dụng.

Có thể thấy cách hiểu tải trọng tối đa có lợi cho nhà sản xuất và hệ thống phân phối, bán hàng còn tải trọng tối ưu chính là tải trọng mà người tiêu dùng muốn biết. Vậy làm cách nào người tiêu dùng biết được tải trọng chiếc bánh xe họ cần mua là tải trọng tối đa hay tối ưu đây. Thật khó khăn khi mà người quyết định điều này chính là ở nhà sản xuất và đơn vị phân phối, bán hàng.

G100V: Hào Phong đánh giá tải trọng 70kg so với mức 100kg của nhà sản xuất

Để mở đường cho khái niệm tải trọng tối ưu, giúp người tiêu dùng chọn được bánh xe phù hợp nhất thì từ những năm 2010 tới nay, Công ty Hào Phong là đơn vị phân phối bánh xe đầu tiên áp dụng cách hiểu tải trọng tối ưu cho bánh xe đẩy hàng ở Việt Nam. Mức tải trọng ghi trên trang web https://haophong.com của chúng tôi hầu hết là mức tải trọng tối ưu. Việc xác định căn cứ theo 3 căn cứ chính:

  1. Tải trọng công bố của nhà sản xuất (theo Catalog)
  2. Thực tế phản hồi của người tiêu dùng
  3. Kinh nghiệm phán đoán và phẩm cấp, giá thành sản phẩm của Hào Phong

Vì vậy có rất nhiều trường hợp tải trọng trên web của Hào Phong sẽ thấp hơn công bố của nhà sản xuất. Do vậy trường hợp Quý khách hàng muốn xem Catalog chuẩn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Hào Phong.

G100V: Hào Phong đánh giá tải trọng 70kg so với mức 100kg của nhà sản xuất
Bánh xe G100x32 TPU đỏ: Hào Phong đánh giá tải trọng là 70kg mặc dù theo nhà máy sản xuất là 100kg

Đơn cử như một số sản phẩm sau:

EG150: Hào Phong ghi 150kg. Nhà sản xuất công bố tới 300kg
EG150 PU nan: Tải trọng là 150kg so với mức 300kg theo Catalog của nhà sản xuất

Cũng giống như máy vi tính, tải trọng là sự đồng bộ của nhiều bộ phận. Tải trọng của một chiếc bánh xe là tải trọng của bộ phận cấu thành có mức tải trọng thấp nhất. Không thể quy đồng theo tải trọng của bộ phận chịu tải tốt nhất như ví dụ dưới đây:

  • Bánh xe rời 12×3 (Ø300) có tải trọng 300kg theo công bố của nhà sản xuất Phong Thạnh
  • Lắp thêm khung càng thép dày loại siêu tải ~ tức là bánh xe rời phải chịu thêm sức nặng thì tải trọng đáng lẽ phải giảm đi còn 290 – 295kg. Cùng lắm ghi tròn 300kg
  • Vậy thông tin như cửa hàng dưới đây niêm yết tải trọng lên tới 750kg có chính xác không ?
Bánh xe cao su tải 300kg mà thôi
Dù có khoác thêm khung càng thép dày đến mấy thì tải trọng bánh xe trên cũng ở mức 300kg/ 01 bánh xe mà thôi

Nếu không, bộ phận phải thay thế thường xuyên và liên tục trong ví dụ trong ảnh trên chính là bánh xe cao su nếu người tiêu dùng thực sự dùng đúng “tải trọng” do đơn vị phân phối công bố.

Mong rằng qua bài viết này, Bánh xe Hào Phong sẽ giúp người tiêu dùng hiểu hơn về tải trọng và sẽ chọn mua được những bộ bánh xe đẩy ưng ý.